Hiện vật khảo cổ học tiêu biểu thời đại đồ đá của Việt Nam

đưa vào giỏ hàng

Hiện vật khảo cổ học tiêu biểu thời đại đồ đá của Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Võ Quốc Khanh, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Văn hóa Sơn Vi là di chỉ văn hóa được lấy tên theo xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện các công cụ ghè, đẽo bằng đá cuội có niên đại cách ngày nay khoảng 30 ngàn đến 11 ngàn năm.

Công cụ đá Sơn Vi được chia làm hai nhóm: công cụ cuội nguyên, gồm chày, bàn nghiền, hòn ghè và nhóm công cụ cuội ghè, đẽo, được cư dân Sơn Vi sử dụng hằng ngày để chặt, cắt, đập, giã, nghiền các loại rau, cỏ, thịt thú rừng,… Những chứng tích về văn hóa Sơn Vi giúp ta hình dung về cuộc sống của cư dân lúc đó: họ sống trong hang cao, đầu nguồn các con suối và trên đồi gò thấp ven sông, dựa vào săn bắt, hái lượm, chưa biết trồng trọt và làm đồ gốm.

Cuối năm 1960, di tích Núi Đọ được phát hiện cho thấy: nơi đây đã tồn tại nền văn hoá sơ kỳ thời đại đá cũ. Người nguyên thuỷ từng sinh sống ở núi Đọ cách ngày nay khoảng 30-40 vạn năm. Họ đã dùng đá bazan ngay tại chỗ để chế tác các loại công cụ; vì vậy các nhà khảo cổ học gọi di tích núi Đọ là một di chỉ - xưởng.

Ở núi Đọ, đa số các di vật được tìm thấy là mảnh tước, các nhà khảo cổ học gọi chúng là công cụ chặt thô hay chopper. Trong số này, rìu tay được xem là công cụ đẹp nhất, tiêu biểu cho sơ kỳ thời đại đá cũ.   

Đầu thế kỷ 20, một số nhà khảo cổ đã phát hiện những dấu tích đầu tiên của người tiền sử sinh sống, cư trú trong một số hang động, mái đá ở khu vực núi Ngườm thuộc Thần Sa, Võ Nhai, Thái Nguyên.  Ngườm có 3 tầng văn hoá chứa hàng vạn công cụ mảnh tước và hạch cuội. Trong các hố khai quật, còn có xương, răng bò rừng, lợn rừng, nhím, khỉ, hàm đười ươi và hai bộ xương người…

Việc phát hiện ra Mái đá Ngườm, một di chỉ của con người thời đại Đá cũ có niên đại trên 23 ngàn năm, với đặc trư¬ng nổi bật là kỹ thuật mảnh tước duy nhất tìm thấy ở Việt Nam, đã làm thay đổi nhận thức về văn hoá tiền sử ở Việt Nam và Đông Nam Á.  

Theo các kết quả nghiên cứu, niên đại văn hóa Hòa Bình cách ngày nay khoảng 18.000 năm đến 7.500 năm, thuộc thời Đồ đá cũ. Riêng các di chỉ tìm thấy ở tỉnh Hòa Bình có khung niên đại cách ngày nay từ 11.000 đến 12.000 năm.   

Các di chỉ chủ yếu tập trung tại vùng núi đá vôi, trong các thung lũng hoặc hang động, núi đá. Thời kỳ thịnh đạt của nền văn hóa Hòa Bình trùng với thời kỳ băng hà cuối cùng trên thế giới, tạo ra dạng khí hậu mưa nhiều, thảm thực vật như: sồi, dẻ chiếm ưu thế, khiến dân cư Hòa Bình có điều kiện phát triển, mở rộng sang các vùng rừng núi phụ cận. Ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm, các nhà khảo cổ còn thu được ở đây khá nhiều tàn tích các vỏ nhuyễn thể và thực vật.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI