Nhà nước Âu Lạc

đưa vào giỏ hàng

Nhà nước Âu Lạc

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Từ Công Danh, Võ Quốc Khanh, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, trên cơ sở hợp nhất hai bộ tộc Âu Việt của  Thục Phán An Dương Vương và Lạc Việt (hay còn gọi là Văn Lang) của vua Hùng. Lãnh thổ nước Âu Lạc cũng được mở rộng trên cơ sở sáp nhập hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Âu Việt.  Vì vậy, nước Âu Lạc là một bước phát triển mới, kế tục nước Văn Lang.  

Trong triều An Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có các lạc hầu. Lạc hầu có thể là tướng văn, nhưng cũng có thể đồng thời là tướng võ, chỉ huy quân đội và thay mặt nhà vua giải quyết công việc trong nước. Theo truyền thuyết dân gian, trong triều An Dương Vương có nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán. Ngoài ra, còn có một số bộ phận làm công việc tôn giáo, thu cống phẩm, giữ kho tàng, truyền lệnh vua…

Lạc tướng đứng đầu bộ, cai quản một đơn vị hành chính địa phương. Lạc tướng phải thu nộp cống phẩm cho nhà vua,  thường xuyên truyền mênh lệnh từ trên xuống. Khi có chiến tranh, lạc tướng là thủ lĩnh quân sự địa phương và chịu sự điều động của nhà vua.

Thời Âu Lạc đã có những tiến bộ đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Với nghề rèn ngày một tiến bộ, người dân đã  làm ra nhiều công cụ sản xuất như: lưỡi cày đồng, uốc sắt, rìu sắt… Nhờ đó người dân trồng trọt dễ dàng hơn, lúa gạo, khoai, đậu, rau, củ,... ngày một nhiều lên.

Cùng với công cụ sản xuất, cư dân thời Âu Lạc đã làm ra nhiều sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức bằng đồng. Bên cạnh đó, nghề làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền cũng ngày một phát triển.

Vào thời này, lễ hội rất phổ biến, là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh năm, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và các hình thức hát múa, diễn xướng dân gian.  

Trong các buổi lễ hội có những sinh hoạt nổi bật như: tục lệ đánh trống đồng, thường do một người đánh hoặc hòa tấu từng cặp trống đực - cái, người đánh trống bận lễ phục hình chim ở tư thế ngồi hay đứng; hội giã gạo với từng đôi nam nữ cầm chày dài giã cối tròn, tạo nên hình ảnh tượng trưng cho sự sinh tồn, cầu mong được mùa, giống nòi phát triển.

Cùng với sự phát triển của lễ hội, nhiều phong tục tập quán ra đời đã nói lên sự phát triển phong phú của đời sống tinh thần trong xã hội Âu Lạc, trong đó đáng kể nhất là tục cưới xin. Sách Lĩnh Nam chích quái mô tả nghi thức chính của phong tục hôn nhân thời này như sau: “Khi chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam và nữ thì trước lấy gói muối hay nắm đất làm đầu, sau đó mới giết trâu, giết dê để làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân”.

Một trong những dấu tích của thời Âu Lạc còn để lại đến ngày nay là thành Cổ Loa (Hà Nội) và hàng vạn mũi tên đồng được khai quát ở gần thành cổ.

Sau khi An Dương Vương bị Triệu Đà của nhà Tần đánh bại, Nhà nước Âu Lạc bị thôn tính, đất nước ta rơi vào thảm họa hơn 1.000 năm Bắc thuộc.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI