Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì Bắc thuộc

đưa vào giỏ hàng

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì Bắc thuộc

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Từ Công Danh, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Tháng 2 năm Canh Tý, tức năm 40, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát, thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến về xuôi, tiến đánh Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) - thủ phủ của chính quyền nhà Đông Hán ở Giao Chỉ. Chế độ áp bức của nhà Hán bị quật đổ, Luy Lâu được giải phóng.

 Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã giải phóng được 65 huyện thành, toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Trưng Trắc được suy tôn làm vua - hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy chỉ giành lại độc lập cho đất nước trong gần 3 năm, nhưng có ý nghĩa vô cùng vĩ đại: mở đầu cho phong trào chống ách đô hộ phương Bắc của nhân dân ta. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, người phất cờ khởi nghĩa xưng vương dựng nước là phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa đánh quân Ngô do Triệu Thị Trinh  và anh trai là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo bùng nổ vào nǎm 248 và nhanh chóng lan ra khắp quận Giao Chỉ. Từ núi rừng Ngàn Nưa, nghĩa quân Bà Triệu tấn công thành Tư Phố  giành thắng lợi. Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền xây dựng căn cứ địa.    

Khi Triệu Quốc Đạt tử trận, Triệu Thị Trinh lãnh đạo toàn bộ quân khởi nghĩa chiến đấu chống quân Ngô. Bà tự xưng là Nhuỵ Kiều tướng quân.  

Vua Ngô điều  8.000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa bị thua trận, suy yếu dần và tan vỡ. Bà Triệu phải rút về núi Tùng Sơn rồi rút gươm tự vẫn vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.

Trước chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương, vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình. Chỉ sau 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Hoa.

Sau khi đánh bại quân Lương, năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên tự xưng là Hoàng đế.

Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII,  Mai Thúc Loan kêu gọi dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu, nhân dân các nơi khác cũng nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam, Nam Đàn, Nghệ An, xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế,  có nghĩa là vua Đen.

Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận.  Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta trong những giai đoạn tiếp theo.

Năm 766, Phùng Hưng phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường. Sau khi làm chủ Đường Lâm, nghĩa quân tiến lên đánh chiếm cả một miền rộng lớn thuộc Phong Châu (Phú Thọ), xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng là: Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu.

Sau khi Phùng Hưng mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. Phùng An nối nghiệp được 2 năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại trên dưới 9 năm. Năm 791, nhà Đường xâm lược trở lại đất nước ta.

Cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ.

Sau khi nắm được quyền lực thực tế, ông cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập do người Việt quản lý.   

Tuy chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con ông là Khúc Hạo lên kế vị.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI