Di tích lịch sử Đền thờ Ngô Quyền

đưa vào giỏ hàng

Di tích lịch sử Đền thờ Ngô Quyền

Tác giả: Đặng Tùng, Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Để ghi nhớ công lao của Ngô Quyền - người lãnh đạo quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, chấm dứt hơn một ngàn năm Bắc thuộc và mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước nhà, ở nhiều địa phương gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông đều lập đền thờ.

Riêng ở Hải Phòng, nơi diễn ra trận chiến đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đã có trên 20 ngôi đền, đình, từ và khu di tích  được xây dựng.

Có những đền thờ được lập cách đây hơn 1000 năm, cũng có khu di tích mới được xây dựng. Ngoài Hải phòng, tại Đường Lâm (nay là thị xã Sơn Tây, Hà Nội), quê hương ông, cũng có đền thờ và lăng Ngô Quyền. Lăng mộ được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 - 1874 và trùng tu năm Minh Mạng thứ 2 - 1821. Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, có 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là "Cây di sản" quốc gia.

Tại những ngôi đền này còn lưu giữ hàng trăm hiện vật, cổ vật và hàng chục bản sắc phong có niên hiệu từ năm 1522 đến 1924. Trong đó, nhiều sắc phong suy tôn Ngô Quyền là "Ngô vương thiên tử" và "Thượng đẳng tối linh đại vương". Đặc biệt, một số đền thờ còn lưu giữ những chiếc cọc, chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938.

Hàng năm, tại các đền thờ đều diễn ra Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng và ngày giỗ của Đức vương Ngô Quyền. Vào ngày chính hội, người dân các thôn làng lại góp sức làm lễ, bày tỏ lòng thành kính tới công lao của Ngài đối với non sông đất nước.

Ngoài ra, vào trung tuần tháng 2 âm lịch hàng năm, một số đền, đình còn mở hội để tưởng nhớ Ngô Quyền và trình diễn các loại hình nghệ thuật như: hát ả đào, hát chèo, múa hạc gỗ và nhiều trò dân gian khác.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI