Di tích lịch sử Hoàng thành - Thăng Long

đưa vào giỏ hàng

Di tích lịch sử Hoàng thành - Thăng Long

Tác giả: Đặng Tùng, Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có diện tích 20 héc ta, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu,  điện Kính Thiên, kỳ đài…  Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.  

Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được các di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, tạo thành hệ thống di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta.

Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội) được xây dựng năm 1805, trên nền cũ của Tam Môn, cổng phía ngoài của Cấm thành thời Lê. Kỳ đài là một trong một những kiến trúc từ thời Nguyễn còn sót lại nguyên vẹn.

Điện Kính Thiên được xây dựng thời Lê sơ, trên nền điện Càn Nguyên, sau đổi tên là điện Thiên An thời Lý, Trần. Địa điểm này vốn là vị trí của núi Nùng, được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền.

Đoan Môn là cổng phía Nam, lối đi chính để vào bên trong Cấm thành. Từ thời Lý đã xây cổng ở đây, nhưng cổng Đoan Môn hiện còn là do nhà Lê sơ xây dựng vào thế kỷ 15 và được sửa sang, tu bổ dưới thời Nguyễn thế kỷ 19.

Bắc môn (cửa Bắc) là cổng thành phía Bắc, một trong 5 cổng thành còn lại duy nhất của Thành Hà Nội thời Nguyễn, xây dựng năm 1805.  

Hậu lâu, còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu, Lầu Công chúa, được xây dựng vào năm 1821, là nơi nghỉ ngơi của các cung tần mỹ nữ trong đoàn tùy tùng theo nhà vua tuần du từ Huế ra Bắc thành.  

Khu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu nằm ở phía Tây điện Kính Thiên, là một phần của Cấm thành từ thời Lý cho đến cuối thời Lê Trung hưng. Cấm thành là trung tâm đầu não của các vương triều, nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng bậc nhất của đất nước, trung tâm làm việc và nơi ở của vua và Hoàng gia qua các triều đại Lý, Trần, Lê. Trải qua nhiều biến thiên hơn 10 thế kỷ và trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng các dấu tích kiến trúc, các loại hình di vật của cung điện xưa vẫn còn được bảo tồn tương đối tốt trong lòng đất.

Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long còn tìm thấy nhiều đồ dùng, vật dụng của nước ngoài, như các loại đồ sứ của các nước Tây Á, Trung Hoa, Nhật Bản,… phản ánh quan hệ giao lưu văn hoá giữa nước ta với thế giới.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI