An toàn điện trong gia đình

đưa vào giỏ hàng

An toàn điện trong gia đình

Tác giả: Phạm Viết Dần, Từ Công Danh, Vũ Trọng Thanh, - Khối lớp: 0

Khi lắp đặt thiết bị điện trong gia đình, tuyệt đối không lắp đặt ở những nơi ẩm ướt, dễ ngập nước hay gần các đồ vật dễ cháy nổ. Phải lắp đặt dây nối đất cho các thiết bị dùng điện trong nhà như: tủ lạnh, bếp điện, máy giặt,… để phòng tránh chập, cháy điện.

Nên ưu tiên lựa chọn các loại ổ điện chống giật, ổ cắm điện chịu tải lớn, ổ cắm chống nổ...Toàn bộ dây điện trong nhà nên đặt trong ống cách điện và phải chọn dây dẫn có tiết diện đủ lớn để không bị quá tải dẫn đến chập điện gây cháy, nổ...   

Trong quá trình sử dụng, cần phải thường xuyên kiểm tra cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm của  các thiết bị điện trong nhà, ngắt nguồn điện các thiết bị này khi không sử dụng để đề phòng cháy nổ hay  chập điện.

Khi trời mưa lớn hay có sấm sét thì cần phải nhanh chóng  rút phích cắm các thiết bị điện như: tivi, máy tính... Trong trường hợp bị ngập nước hay gió bão làm tốc mái, đổ tường,… thì phải nhanh chóng cắt ngay cầu dao điện để đảm bảo an toàn.

Cần đi ủng cách điện khi tiến hành đóng mở cầu dao, tay ướt hoặc nhiều mồ hôi thì không được phép đóng mở cầu dao.

Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa thay thế ngay các thiết bị điện hư hỏng, để không dẫn đến những nguy hiểm như cháy nổ, điện giật…  

Không nên sử dụng các thiết bị như điện thoại, túi sưởi... nếu đang sạc điện. Khi sạc xong nhớ rút dây sạc khỏi ổ cắm để tránh cháy nổ…

Khi có người bị điện giật, việc đầu tiên là cúp cầu dao, đưa nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng các vật dụng cách điện, sau đó tuỳ vào tình huống cụ thể để xử lý cho thích hợp: Nếu người bị nạn chưa mất trí giác thì nên để ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, cho mau tỉnh lại. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc.

Nếu người bị nạn đã mất tri giác thì cần nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng. chà sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên. Gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa người bị nạn đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.

Khi người bị nạn không còn thở thì phải tích cực cấp cứu bằng cách hô hấp nhân tạo, ép tim,… đồng thời nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu chuyên sâu.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI