Vòng tròn lượng giác - Mô phỏng toán học

đưa vào giỏ hàng

Vòng tròn lượng giác - Mô phỏng toán học

Tác giả: PhET, - Khối lớp: 0


Dự án Thí nghiệm ảo - Mô phỏng tương tác do nhà Vật lý đoạt giải Nobel, Carl Wieman sáng lập năm 2002 tại Đại học Colorado Boulder với mục đích tạo ra các mô phỏng tương tác miễn phí thuộc lĩnh vực toán và khoa học. Mô phỏng PhET được sáng tạo dựa trên các công trình nghiên cứu về khoa học giáo dục nhằm thu hút học sinh vào một môi trường trực quan, vui nhộn nơi học sinh học tập thông qua các hoạt động tìm tòi và khám phá.

Chủ đề : Lượng giác học - Vòng tròn đơn vị - Sin - Cos - Tang

 

Mô tả : Du lịch trên vòng tròn lượng giác theo đơn vị độ hay radian! Quan sát các giá trị hay đồ thị khi thay đổi góc theta. So sánh đồ thị của hàm sin, cos và tan.

Mục tiêu học tập : Xác định các hàm lượng giác khi góc âm và lớn hơn 90 độ. Diễn dịch giữa các cách biểu diễn hàm lượng giác: các cạnh của tam giác vuông nội tiếp trong vòng tròn đơn vị, đồ thị của hàm theo góc, trị số của hàm. Tìm dấu hàm lượng giác của một góc đã cho bằng cách dùng vòng tròn đơn vị chứ không dùng máy tính. Ước lượng trị của hàm lượng giác của một góc đã cho bằng cách dùng vòng tròn đơn vị chứ không dùng máy tính. Xác định giá trị hàm của những góc đặc biệt tính bằng độ hay rad.

Để thu hút học sinh tìm hiểu toán và khoa học, các mô phỏng PhETđã được thiết kế dựa trên các nguyên lý sau đây:

- Kích thích sự tìm hiểu về khoa học
- Cung cấp khả năng tương tác
- Hiển thị cái không thể nhìn thấy được
- Đưa ra các mô hình trực quan
- Bao gồm nhiều hình thức trình bày (thí dụ, chuyển động của vật thể, đồ thị, con số, v.v...)
- Liên hệ với thế giới thực
- Hướng dẫn người sử dụng một cách kín đáo (thí dụ, bằng cách giới hạn các điều khiển) trong khi tìm hiểu khám phá
- Tạo ra các mô phỏng có thể linh hoạt sử dụng trong các tình huống giáo dục khác nhau

Nhiều công cụ trong mô phỏng cung cấp kinh nghiệm tương tác:

- Click và drag chuột để tương tác với các tính chất của mô phỏng
- Dùng con trượt để thay đổi giá trị thông số
- Thay đổi tuỳ chọn bằng radio buttons
- Tiến hành đo đạc trong thí nghiệm bằng các dụng cụ khác nhau – thước, đồng hồ bấm giờ, volt-kế, và nhiệt kế.

Khi người sử dụng tương tác với những công cụ này, họ có ngay các phản hồi về tác dụng của sự thay đổi mà họ đã gây ra. Điều này cho phép họ nghiên cứu mối liên hệ nguyên nhân - kết quả và trả lời các câu hỏi về khoa học thông qua việc khám phá các mô phỏng. 

PhET Interactive Simulations
University of Colorado Boulder
http://phet.colorado.edu

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI