Sự nóng lên toàn cầu

đưa vào giỏ hàng

Sự nóng lên toàn cầu

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, Vũ Trọng Thanh, - Khối lớp: 0

Tính từ giữa thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất đã tăng trung bình hơn 1°C, làm tăng tần suất  và mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, siêu bão…  

Ngoài một số nguyên nhân tự nhiên như: phát thải một lượng lớn khí mêtan vượt mức cho phép từ Bắc Cực và các vùng đất ẩm ướt; hiện tượng núi lửa phun trào; hiện tượng băng tan ở Nam cực và Bắc cực, thì nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu là do con người gây ra.   
   
Đầu tiên là hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian qua đã làm thủng tầng ôzôn. Ở những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ôzôn, đất đai sẽ bị sa mạc hóa, không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái…

Nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Phương tiện giao thông gia tăng cũng thải ra một lượng lớn khí các bon níc. Lượng khí các bon níc có nhiều trong bầu khí quyển, dưới tác động của ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng  nhiều, làm mất đi tầng lá xanh ngăn cản ánh nắng chiếu xuống, khiến mặt đất bị khô cằn, nóng như hoang mạc.   

Hậu quả của việc Trái Đất nóng lên là gây ra các đợt nắng nóng kéo dài, khiến đất đai khô cằn, nước sạch khan hiếm, cháy rừng lan rộng, bão bụi và lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc thiếu nước dẫn tới bệnh dịch nghiêm trọng.  

Nhiều hậu quả khác cũng tác động xấu đến môi trường sống như: bầu không khí ngày càng ô nhiễm, băng tan khiến nước biển dâng cao, làm biến đổi hệ sinh thái, dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật…

Có nhiều cách đế góp phần làm giảm sự nóng lên của Trái Đất như: thay vì sử dụng bóng đèn thông thường, chúng ta có thể sử dụng bóng led hay compact, đèn năng lượng mặt trời, vừa tiết kiệm điện cho gia đình, vừa giảm thiểu năng lượng sử dụng sinh ra khí các bon níc. Tái chế hoặc tái sử dụng các vật liệu bằng ni- lông; tốt hơn cả là hạn chế sử dụng những vật liệu này.

Tham gia  trồng cây xanh, trồng rừng để chúng che phủ bề mặt Trái Đất, đồng thời gia tăng lượng khí ô xy và hấp thu khí các bon níc độc hại trong môi trường sống của chúng ta.

Hạn chế sử dụng ô tô, xe máy chạy bằng xăng dầu; hạn chế sử dụng các loại than đốt để giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI