Đa dạng thực vật

Thực vật được chia thành các nhóm Rêu (Thực vật không có mạch), Dương xỉ (Thực vật không có mạch, không có hạt), Hạt trần (Thực vật có mạch, có hạt) và Hạt kín (Thực vật có mạch, có hoa và có hạt)
Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của từng loài và môi trường sống của chúng. Theo số liệu thống kê năm 2004 đã có hơn 280.000 loài được xác định, trong số đó gần 260.000 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000 loài tảo.
Còn ở Việt Nam các nhà thực vật học đã cung cấp những số liệu phản ánh tính đa dạng thực vật ở nước ta như sau: “Rêu và Tảo có tới 1.500 loài. Rất nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học. Số lượng loài thực vật có mạch (Quyết, Hạt trần, Hạt kín) thì có tới trên 12.000 loài”
Ở nhóm thực vật bậc thấp ta dễ bắt gặp rất nhiều loài rêu, chúng mọc thành từng thảm ở những nơi ẩm ướt, khi sờ vào cảm giác mịn như nhung, rêu chưa có rễ chính thức và cũng không có mạch dẫn. Còn các loài Tảo thì lại sống dưới nước cùng với vô vàn các loài thực vật thủy sinh khác. Chúng vô cùng đa dạng về kích thước cũng như hình dáng.
Ở nhóm thực vật bậc cao ta càng thấy chúng đa dạng về loài và hình thái vì ở từng môi trường sống khác nhau chúng sẽ có từng hình dạng khác nhau để phù hợp với điều kiện sống của môi trường. Ngoài ra những hình dạng ấy còn giúp thực vật thu hút ong bướm đến thụ phấn hay phòng chống kẻ thù.
Ta có thể bắt gặp chúng phát triển ở bất kỳ môi trường sống nào cả trên cạn, dưới nước như trong các ao hồ, sông, suối và ngoài đại dương, từ bờ biển cho đến vùng núi cao hay thậm chí ở những nơi điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt quanh năm băng tuyết hay ở nơi đất đai khô cằn, sa mạc… đâu đâu ta cũng bắt gặp vô vàn các loài thực vật, chúng tạo nên nhiều sinh cảnh khác nhau vô cùng thú vị.
Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn. Trong khi đó, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự tạo thức ăn cho mình.
Thực vật đất liền là thành phần quan trọng trong chu trình nước và một vài chu trình hóa địa sinh khác. Các rễ thực vật đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và phát triển của các loại đất và ngăn cản xói mòn đất.
Cùng chủ đề
Đa dạng thực...
Thực vật được chia thành các nhóm Rêu (Thực vật không có mạch), Dương xỉ (Thực vật không...
Tìm hiểu cấu...
Hoa không chi tô điểm cho cuộc sống của chúng ta mà nó còn giúp chúng ta cảm thấy hạnh...
Sự phát triển...
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là...
Làm khoa học...
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là...
Làm khoa học...
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là...
Làm khoa học...
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là...
Có thể bạn cũng quan tâm
Chiến thắng...
Năm 930, vua Nam Hán mở cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ nhất, đánh bại chính quyền Khúc...
Tiết dạy mẫu...
Để có cơ sở cho việc lựa chọn SGK, việc thành lập hội đồng và hình thức bỏ phiếu kín... chỉ...
Sóng gió của...
Nếu việc trở thành một ông bố làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của bạn thì việc chăm...
Sự biến đổi...
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm. Do đó, các thí nghiệm giữ vai trò quan trọng...
Làm khoa học...
Hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là...
Tiết dạy mẫu...
Để có cơ sở cho việc lựa chọn SGK, việc thành lập hội đồng và hình thức bỏ phiếu kín... chỉ...
Rùa và Thỏ -...
Kể chuyện là phân môn quan trọng trong chương trình, nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc...
Các nguyên nhân...
Nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học ngoài các yếu tố đến từ tự nhiên như thiên tai,...
Tiết dạy mẫu...
Để có cơ sở cho việc lựa chọn SGK, việc thành lập hội đồng và hình thức bỏ phiếu kín... chỉ...
Hướng dẫn tập...
Ngay từ bây giờ, bạn có thể cùng con làm quen và tập viết những nét cơ bản để bé khỏi...